Theo đó, ngày 30/3/2017, Bộ Công Thương đã quyết định áp thuế đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Các sản phẩm được áp chủ yếu là thép mạ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ôtô, vách ngăn, khung lưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ống thông gió. Đặc tính của sản phẩm là có lớp phủ kim loại, chống gỉ…
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc dao động từ 3,17%-38,34%. Trong đó, các nhà sản xuất, xuất của Trung Quốc bị áp mức chung là 38,34%, Hàn Quốc là 19%. Riêng Posco được áp thuế ở mức thấp hơn là 7,02%.
Đây là kết quả của quá trình điều ra các hành vi bán phá giá tôn thép của các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Hàn Quốc trong suốt 1 năm qua của Cục quản lý Cạnh tranh.
Sau khi có quyết định điều tra vụ việc, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương sẽ ban hành bản câu hỏi về lượng và giá trị đến các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc 2 nước bị điều tra, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước hàng hóa bị điều tra.
Trong thời gian điều tra, ngày 1/9/2016, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc dao động từ 4%-38,34%.
Việc áp thuế được tiếp tục, nhiều doanh nghiệp tôn thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi như Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á...
(Nguồn: vneconomy)