Lịch sử ra đời của thép không gỉ
Nhắc đến thép không gỉ (Inox), ta có thể nhắc đến một chuyên gia ngành thép người Anh - Harry Brearley. Ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chống mài mòn và chống gỉ mạnh mẽ bằng cách giảm hàm lượng Cacbon và cho thêm Crom vào.
Sau nhiều cải tiến và đổi mới, các loại mác thép không gỉ được chế tạo ra, đặc biệt là ông Hatfield đã nghiên cứu và thêm 8% Ni và 18% Crom để có được mác thép 304 quen thuộc hiện nay. Bởi những ưu điểm vượt trội như khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt cao hay khả năng chống oxi hoá, thép không gỉ ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng như trong dân dụng. Có thể kể đến năm 1969, phi thuyền Apollo 11 được đẩy bằng tên lửa Saturn V được làm bằng thép không gỉ.
→ Có thể bạn quan tâm: Thép không gỉ - Vì sao có tên gọi là Inox?
Quy trình sản xuất thép không gỉ kỳ công và phức tạp
Để sản xuất thép không gỉ, chúng ta phải cần chuẩn bị các nguyên liệu thô đó là các nguyên tố cơ bản là sắt, crom, cacbon, mangan,... Việc sản xuất sẽ trải qua 7 công đoạn đó là nóng chảy và đúc, tạo hình, xử lý nhiệt, tẩy cặn, tôi luyện thép, cắt và gia công, hoàn thiện bề mặt.
Nóng chảy và đúc
Thép và kim loại hợp kim được thêm vào lò hồ quang điện. Kim loại trong lò sẽ được nung nóng chảy đến nhiệt độ nóng chảy của nó, thường trên 2800 độ F và liên tục trong vòng 8-12 giờ để kim loại hoàn toàn chuyển sang thể lỏng. Trong suốt giai đoạn này, các chuyên gia sẽ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bể và thành phần hoá học để thêm bớt nguyên liệu và điều chỉnh nhiệt độ sao cho thành phẩm như mong muốn.
Sau khi hợp kim thép được nấu chảy hoàn toàn, hỗn hợp sẽ được tinh thế bằng khí argon và oxy. Hai khí này khi được bơm vào lò sẽ chuyển đổi các tạp chất như lưu huỳnh, cacbon thừa thành khí và xỉ để dễ dàng loại bỏ.
Đối với hầu hết các ứng dụng, thép tinh chế được đúc thành các dạng phôi, tấm, thanh, cây đặc (láp). Chúng sẽ được sử dụng làm nguyên liệu thô cho các sản phẩm rèn. Các xưởng đúc có thể đúc thép không gỉ thành các hình dạng khác nhau bằng cách tạo khuôn cho thành phẩm đó.
Tạo hình
Hầu hết thép đúc được tạo hình bằng cách cán nóng thành dạng tấm, phôi thép được nung nóng và đưa qua con lăn lớn để cán mỏng và kéo dài thành dạng dài hơn, mỏng hơn. Cán nóng được thực hiện trên phôi với nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại của thép. Mỗi phôi cán mỏng sẽ được tạo hình thành các tấm hoặc dải thép Inox và một số khác được tạo hình thành dây hoặc thanh nhỏ.
Ngoài tạo hình bằng cán nóng, phôi cũng có thể được cán nguội để tạo hình cho các khối thép có yêu cầu kích thước chính xác hoặc độ bóng bề mặt cao. Cán nguội sẽ sử dụng bánh xe có đường kính nhỏ cùng các bánh xe hỗ trợ để tạo ra bề mặt nhẵn với dung sai nhỏ nhất.
Xử lý nhiệt
Hầu hết thép không gỉ được xử lý nhiệt bằng cách ủ. Ủ là một phương pháp xử lý nhiệt mà trong đó, thép được gia nhiệt và làm lạnh trong điều kiện kiểm soát để giảm bớt căng thẳng nội bộ. Quá trình này làm giảm ứng suất bên trong và làm mềm thép không gỉ. Một số loại thép được xử lý nhiệt để tối ưu các ưu điểm mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, giai đoạn này yêu cầu các chuyên gia và kỹ thuật viên cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ ủ vì nếu vượt quá nhiệt độ cần thiết (quá cao hoặc quá thấp), các thành phần trong thép có thể phản ứng với nhau hoặc biến chất khiến thép không gỉ bị giảm chất lượng.
Tẩy cặn
Sau khi ủ và cán, thép không gỉ thường thu một lớp cặn bị oxy hoá trên bề mặt. Lớp này cần được rửa sạch để khôi phục lại bề mặt sáng bóng của thép không gỉ. Có một số phương pháp tẩy cặn phổ biến nhất đó là sử dụng axit nitric hoặc axit flohydric. Ngoài ra, còn có phương pháp electrolytic cleaning, sử dụng dòng điện lên bề mặt với cực âm và axit photphoric để tẩy cặn bám trên bề mặt.
Nhiệt luyện (tôi) thép không gỉ
Đây là quá trình tăng cường độ cứng và độ bền vật liệu bằng cách làm biến dạng. Sau khi ủ, thép không gỉ sẽ bị giảm độ cứng nhưng tăng độ dẻo nên đây là giai đoạn cần thiết trước khi đến các bước cuối cùng. Thông thường, thép không gỉ rất nhanh và dễ làm cứng, đặc biệt là thép Austenitic dễ dàng cứng hơn với các loại thép khác.
Khi tôi luyện thép, người ta thường sử dụng nước bởi chi phí rẻ mà đây cũng là thành phần cung cấp tốc độ nguội nhanh cần thiết cho thép không gỉ. Trước tiên, người ta sẽ làm nóng đều vật liệu đến khoảng từ 815 đến 900 độ C, sau đó, hợp kim sẽ được ngâm vào bồn nước để làm giảm nhiệt độ một cách đột ngột nhằm đạt được độ cứng và độ bền tối đa.
Nhiệt luyện thép không gỉ
Cắt và gia công
Sau các bước trên, thép không gỉ gần như đã hoàn thiện và có thể được sử dụng để chế tạo các thành phẩm công nghiệp khác nhau. Ở bước này, họ có thể cắt hoặc gia công để đúng với yêu cầu kích thước mong muốn. Thép không gỉ có thể được cắt bằng dao tròn, cưa bằng lưỡi tốc độ cao, tạo phôi bằng máy đục. Bên cạnh đó, còn nhiều phương pháp khác như dùng lửa, plasma, tia nước áp lực cao.
Hoàn thiện bề mặt
Thép không gỉ được chế tạo với nhiều loại bề mặt hoàn thiện khác nhau và dùng trong các ứng dụng riêng biệt. Lớp hoàn thiện bề mặt này không hoàn toàn mang tính thẩm mỹ. Một số loại giúp tăng khả năng chống ăn mòn và dễ làm sạch, dễ sử dụng hơn trong sản xuất. Giai đoạn này thường dùng một số phương pháp như ủ, cán nóng, cán nguội, mài, đánh bóng, phun cát để hoàn thiện bề mặt thép không gỉ một cách sáng bóng và có sáng tạo.
→ Có thể bạn quan tâm: Inox phun cát - Xu hướng thời hiện đại
Kiểm tra chất lượng thép không gỉ sau khi sản xuất
Mặc dù các phương pháp kiểm soát đã được thực hiện trong suốt giai đoạn sản xuất nhưng sau khi hoàn thiện, thép không gỉ thường không đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Vì vậy, chúng cần được thực hiện một số bài kiểm tra để được phân phối ra thị trường.
Bài kiểm tra cơ học
Thử nghiệm cơ học đo lường khả năng vật lý của thép không gỉ như khả năng chịu được tải trọng, ứng suất và tác động. Các thử nghiệm cơ học khác bao gồm thử độ bền kéo, Brinell, độ dẻo dai,...
Thử nghiệm hoá chất
Thử nghiệm hoá học giúp kiểm tra tính chất hoá học của thép trước khi chứng nhận đây là thép không gỉ. Thông thường, người ta sử dụng phương pháp phân tích quang phổ để kiểm tra thành phần hoá học có đạt tiêu chuẩn không. Thêm vào đó, một số nhà máy còn kiểm tra và đo lường khả năng chống ăn mòn bằng cách phun nước muối bởi thép nếu không phải thép không gỉ sẽ bị ăn mòn dần nếu phun muối lâu.
Lựa chọn thép không gỉ đảm bảo chất lượng tại TYGICO
▪️ Sở hữu Hàng loại 1 nhập khẩu chính ngạch, đầy đủ CO, CQ
▪️ Hàng nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín, nhà máy sản xuất lâu đời luôn đề cao chất lượng sản phẩm
▪️ Dự trữ tồn kho lớn, đa dạng chủng loại, kích cỡ
▪️ Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo
▪️ Tư vấn tận tâm, chuyên sâu, đáp ứng từng nhu cầu chuyên biệt của Quý khách
Quý khách quan tâm đến Cây đặc (láp) Inox vui lòng liên hệ TYGICO để được tư vấn và đặt hàng.
----- CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TYG -----
Văn phòng: C2-3512 D'Capitale Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam
Hotline (Zalo): 090.555.9996
Kho hàng TYGICO HN: Lô 11B Cụm Công nghiệp Ninh Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
Kho hàng TYGICO HCM: Số 350 Quốc lộ 1A, KP3, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh